Trà ô long A Lan Nhã là một loại trà Oolong đặc biệt của Trí Việt. A Lan Nhã dịch từ tiếng Phạn là núi rừng, đồng hoang. Chỉ những nơi yên tĩnh vắng vẻ, thích hợp với những người xuất gia tu hành để cư trú. Còn dịch là nơi xa lìa, nơi vắng lặng, nơi rất thong thả, nơi không tranh giành. Trà Oolong A Lan Nhã là một sản phẩm trà được các vị sư phụ người Đài Loan nghiên cứu và đưa vào Việt Nam từ những năm 90 (khoảng năm 1992). Nguyên liệu làm trà A Lan Nhã được lấy từ cây trà oolong kết hợp quy trình trình chế biến bán lên men và sấy trà định hương thủ công tạo nên một sản phẩm khác biệt. Trà được hội tụ đầy đủ các yếu tố SẮC-HƯƠNG-VỊ-HÌNH
-Trà được lựa chọn từ những búp trà tươi đạt chuẩn chất lượng một búp hai lá thu hái đúng ngày
-Trà được lên men khoảng 30-45%
- Nước trà có màu vàng hổ phách
- Hương thơm đặc trưng thơm hoa và trái cây chín
- Vị trà thanh tao, ngọt cam, suôn mềm dễ chịu
- Trà khi pha ra có hình dạng 1 búp, 2-3 lá nguyên vẹn không dập nát gãy vụn
Đặc điểm: Là một phương pháp chế biến lên men bán phần lá trà, một phương pháp làm trà độc đáo của người Đài Loan, trà được làm từ nguyên liệu quý được di thực từ Đài Loan về trồng trên vùng Mộc Châu một vùng có thổ nhưỡng rất tốt với độ cao chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm rất lớn làm cho trà có hương vị rất độc đáo. Đây là loại trà được canh tác theo quy chuẩn organic không phân bón hóa học.
Hương vị: Thức trà pha ra có màu xanh ánh vàng,hương thơm thanh ngát vị chát dịu nhẹ ngậy như sữa và có hậu vị rất sâu.
Công dụng: Tăng trao đổi chất giúp giảm cân, giảm cholesterol bảo vệ tim mạch, tăng sự tỉnh táo, bảo vệ đường tiêu hóa, sát trùng tiêu diệt vi khuẩn gây hại vùng bụng, hương vị dịu dàng giúp xoa dịu dạ dày, làm tóc mượt mà giúp cải thiện làn da ngừa loãng xương, tăng cường hệ miễn dịch.
+ Nguyên Liệu: Trà Ô Long A Lan Nhã được hái từ cây trà lai giống giữa oolong tứ quý và oolong trắng trồng ở độ cao hơn 1000m so với mực nước biển. Gồm một búp 2-3 lá non được chọn khắt khe theo tiêu chuẩn riêng của sản phẩm.
Trà A Lan Nhã được biết đến nhiều trong dân gian với tên goi là Trà Tiến Vua, bởi đây là loại trà làm theo qui trình công nghệ của Trung Hoa, vào thời xưa chúng hay được sử dụng trong các cung điện lớn và là loại trà được ưa chuộng trong giới quý tộc.
+ Vị: Vị thanh mát khi mới uống vào. Sau đó, cái hậu của trà là vị ngọt cam trong cổ họng, không gây vị gắt nơi cổ khi sử dụng nhiều.
+ Sắc: Sau khi pha nước có màu trong xanh hơi ngả vàng, không có cặn trà đọng lại khi rót ra.
+ Hương: Hương thơm tự nhiên nhờ quá trình lên men. Không sử dụng chất liệu và hương hóa học.
+ Ngoại hình: Hạt tròn và đồng đều. Khi pha ra, trà giữ nguyên hình dạng một búp hai lá không bị nát lá trà.
Quy trình chăm bón
+ Làm cỏ đảm bảo sạch vườn để cỏ không ăn mất chất dinh dưỡng của cây trà.
+ Tưới nước hợp lí nhằm đảm bảo độ ẩm cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trà.
+ Phân Vi Sinh: nguyên liệu làm phân vi sinh bao gồm: phân cá, rong biển, bột hải sản, bột xương động vật, đậu nành và các loại đậu, nguồn dinh dưỡng cao nhất là đạm có trong đậu nành, các loại đậu khác và phân cá, trong phân cá còn có dinh dưỡng vitamin , rong biển và bột hải sản chứa nhiều kali, bột xương động vật chứa hàm lượng photpho cao. Các loại phân đa vi lượng đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây trà mà được lấy từ các nguyện liệu từ nhiên, không phải là phân hóa học.
Không phun trực tiếp vào trà mà được cấy lên men làm vi sinh, như vậy chúng sẽ được chuyển hóa từ chất đạm dịch khó tiêu thành đạm dịch dễ tiêu để dễ hấp thụ rồi mới đưa vào sử dụng.
+ Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học và nước xoang ( nước xoang được chiết xuất từ cây sầu đông)
Sau 45 ngày tất cả các loại thuốc phải hết cách ly và sau đến 5-7 này mới được thu hoạch.