1. Nguyên liệu làm trà sữa
1.1 Nước pha trà
Nước pha trà được biết đến là thành phần không thể thiếu khi pha trà. Nghe vô cùng đơn giản nhưng trên thực tế lại không hề dễ dàng. Bạn có thể chọn loại nước thích hợp đảm bảo nước pha trà phải thực sự sạch, không có mùi vị ảnh hưởng đến chất lượng của trà.
Nếu muốn thu được lượng trà tinh túy hương vị nguyên bản nhất, bạn nên sử dụng nước nóng từ 80 đến 90 độ C. Như vậy, hương vị trà sẽ đạt đến độ ngon nhất, những chất trong trà được giữ vẹn tròn tạo ra mùi vị đặc trưng. Ngược lại, nếu bạn sử dụng nhiệt độ quá nóng là 100 độ C, trà sẽ chiết ra chất tamin - loại chất có trong trà làm nước trà bị chát, đắng và mất mùi thơm tự nhiên, ảnh hưởng đến hương vị trà sữa sau khi pha chế.
1.2 Trà
Nhắc đến trà sữa, bạn không thể không nhắc tới cốt trà. Đây chính là yếu tố quan trọng quyết định ly trà sữa của bạn có thơm ngon hay không. Ly trà sữa thơm ngon đúng điệu với tỷ lệ cốt trà hợp lý sẽ giúp bạn cảm nhận được vị béo thơm của trà sữa, sự dai giòn thú vị của các loại thạch trân châu.
Thay vì dùng các loại trà túi lọc, trà lá thông thường thì hãy thử trải nghiệm sự khác biệt từ hương thơm của trà khô cũng như sự đậm đà của trà đen mà khó loại trà nào giữ được nguyên vẹn. Các loại trà thông dụng để pha trà sữa bao gồm: hồng trà (trà đen), trà ô long, lục trà lài.
1.2.1 Hồng trà (trà đen)
Hồng trà (trà đen) là loại trà được sử dụng rất nhiều trong pha chế trà sữa. Hồng trà (trà đen) cũng như tên gọi của nó, do trải qua quá trình oxy hóa nên nước trà có màu nâu hoặc nâu đỏ nên khi kết hợp với các nguyên liệu pha chế trà sữa, thức uống có màu sắc đẹp mắt, vị trà đậm dễ gây nghiện.
1.2.2 Trà ô long
Trà ô long là loại trà được oxy hóa 1 phần (8 – 80%). Tùy vào mức độ oxy hóa mà nước trà ô long có màu sắc từ hổ phách tới nâu đỏ. Loại trà này thơm và vị chát rất mềm và mượt, có hương thơm của hoa hoặc trái cây nên rất thích hợp dùng để pha chế trà sữa.
1.2.3 Lục trà lài
Lục trà lài được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam. Loại trà này không trải qua công đoạn oxy hóa nên nước trà có màu xanh hoặc vàng nhạt, vị chát, ngọt hậu, hương thơm thư giãn tinh thần. Một số loại trà xanh được ướp thêm hương hoa đã tạo nên mùi vị đặc biệt khi pha chế trà sữa.
1.3 Bột trà sữa
Bột trà sữa là nguyên liệu pha chế trà sữa rất quan trọng trong quá trình tạo ra ly trà sữa thơm ngon. Điều đầu tiên cần lưu ý khi lựa chọn bột trà sữa chính là phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
1.3.1 Bột sữa Kievit Milk Cap
Bột sữa Kievit Milk Cap là bột sữa có hương sữa thơm, vị ngọt mặn đã được cân bằng, tạo ra lớp Milk Foam đứng Foam trên bề mặt ly nước mà không bị tuột.
Bột sữa Milk Cap còn gọi là Milk Foam có vị mặn béo béo phủ lên trên bề mặt các món đồ uống như trà sữa, trà ô long, trà chanh dây. Lớp bột váng sữa này tạo cảm giác lạ miệng, tăng hương vị cho thức uống giúp thực khách thích thú hơn.
1.3.2 Bột sữa thực vật
Bột sữa thực vật là thực phẩm dinh dưỡng cao cấp thay thế sữa động vật, không chứa cholesterol. Dùng pha các loại yến mạch, ngũ cốc, cafe, trà sữa,...vô cùng thơm ngon.
Bột sữa thực vật dùng trong ngành pha chế bartender, là nguyên liệu pha chế trà sữa.
1.3.3 Bột sữa vanablanca
Bột sữa Vanablanca tăng độ béo, độ ngậy cho đồ uống nhưng lại rất tuyệt vời, không làm mất đi mùi vị đặc trưng của đồ uống.
Bột kem không sữa dùng để pha chế trà sữa, là nguyên liệu chính pha trà sữa.
1.4 Trân châu và các loại thạch
Trân châu và thạch cũng là những nguyên liệu làm trà sữa chúng góp phần giúp cốc trà sữa ngon hơn, bắt mắt hơn.
Các thương hiệu trà sữa nổi tiếng đều có những dòng trà đi kèm với hương vị thơm ngon và topping độc đáo.
1.4.1 Trân châu
Nhắc đến trà sữa phải nhắc tới trân châu. Loại trân châu nổi tiếng nhắc tới ai cũng mê chính là hạt trân châu. Đây là loại topping đã góp phần làm nên danh tiếng của trà sữa. Hiện nay, có hai loại trân châu được ưa chuộng trên thị trường là trân châu đen và trân châu trắng.
Trân châu đen được làm từ 100% bột sắn thiên nhiên. Trân châu trắng thường được làm từ bột sắn hoặc bột rau câu dẻo. Trân châu giòn, dai thơm tạo cảm giác ngon miệng và thú vị cho các món trà sữa. Ngày nay, các món ăn, đồ uống còn được biến tấu hơn khi kết hợp với trân châu như kem trân châu, sữa chua trân châu, pizza trân châu,...
1.4.2 Thạch trân châu
Thạch trân châu là loại topping quen thuộc được sự đón nhận của đa số khách hàng. Dù ở độ tuổi nào, là nam hay nữ, cảm giác nhai viên trân châu dai dai giòn giòn thật thú vị. Có khá nhiều loại thạch trân châu theo mùi vị khác nhau để bạn thoải mái lựa chọn.
Thạch trân châu truyền thống
Thạch trân châu đường nâu
Thạch trân châu vải
Thạch trân châu khoai môn
Thạch trân châu dâu
Ngoài các nguyên liệu chính trên thì còn một số hương liệu và các loại hạt khác như hạt óc chó tách vỏ, hạnh nhân bột, hạnh nhân bóc vỏ cắt lát, nam việt quất khô cắt vụn, nam việt quất khô...